Chính sách BHXH có gì mới? Gần đây chính sách bảo hiểm xã hội đã có những thay đổi đáng chý ý. Vậy cụ thể đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu về nội dung này thông qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Xa La địa chỉ công chứng ngoài giờ hành chính giá rẻ nhất Hà Nội 

1. Chính sách BHXH tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động

Đây là một trong những chính sách BHXH 2024 đáng chú ý nhất. Cụ thể, căn cứ lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động được nêu tại Điều 169 và Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong năm 2024 như sau:

STTĐối tượng người lao độngĐộ tuổi nghỉ hưu
NamNữ
1Làm việc trong điều kiện lao động bình thườngTừ đủ 61 tuổiTừ đủ 56 tuổi 04 tháng
2Đã đóng đủ 20 năm BHXH và có 1 trong các điều kiện:- Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm/đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.- Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn trong đó tính cả thời gian làm ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trước 01/01/2021.- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% – dưới 81%.- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân (QĐND); Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan kỹ thuật công an nhân dân (CAND); người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí (gọi tắt người làm trong quân đội, công an).Từ đủ 56 tuổiTừ đủ 51 tuổi 04 tháng
3Đã đóng đủ 20 năm BHXH và có 01 trong các điều kiện sau:- Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.- Bị suy giảm khả năng lao động ≥ 81%.- Người làm trong quân đội, công an:Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm/đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; HoặcCó đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, tính cả thời gian làm việc ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trước 01/01/2021.Từ đủ 51 tuổiTừ đủ 56 tuổi 04 tháng
4Người đã đóng đủ 20 năm BHXH và có một trong các điều kiện sau:- Có ít nhất 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động ≥ 61%.- Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ được giao.Không xét tuổi, chỉ cần đóng đủ 20 năm BHXH thì được nghỉ hưu
5Người lao động có thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường.Tối đa 66 tuổiTối đa 61 tuổi 04 tháng

Do đó, căn cứ quy định trên và hướng dẫn tại Nghị định 135 năm 2020 của Chính phủ, năm 2024, những đối tượng sau đây sẽ được nghỉ hưu:

Xem thêm:  Thủ tục cải chính giấy khai sinh thực hiện thế nào?
STTTrường hợp nghỉ hưuNgày, tháng, năm sinh của người được nghỉ hưu năm 2024
NamNữ
1Thông thườngTừ 3/1963 – 11/1963Từ 12/1967 – 7/1968
2Sớm hơn 5 tuổiTừ 3/1968 – 11/1968Từ 12/1972 – 7/1973
3Sớm hơn 10 tuổiTừ 3/1973 – 11/1973Từ 12/1977 – 7/1978

2. Cải cách tiền lương: Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Ngoài các quy định liên quan đến lương hưu, chính sách BHXH 2024 còn bị ảnh hưởng bởi chính sách cải cách tiền lương từ 01/7/2024.

Cải cách tiền lương: Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Cụ thể, tại Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước 2024, Quốc hội chính thức thông qua cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2024.

Đồng thời, cũng trong Nghị quyết này, Quốc hội khẳng định:

>>> Xem thêm: Chứng thực chữ ký là gì? Những điều cần lưu ý khi chứng thực chữ ký tại các văn phòng công chứng. 

điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Cụ thể, các loại chính sách BHXH 2024 gắn với lương cơ sở sẽ thay đổi như sau:

2.1 Chính sách BHXH thay đổi về lương hưu

Lương hưu hiện nay đang tính theo số năm và khoản tiền đóng BHXH hằng tháng. Trong đó, khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay là tổng số tiền nhận theo ngạch, bậc, cấp bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề.

Xem thêm:  Xuất hai hóa đơn từ một hợp đồng có được phép hay không?

Do đó, số tiền này được tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Cải cách tiền lương: Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Tuy nhiên, khi cải cách tiền lương, đồng nghĩa bỏ hệ số và mức lương cơ sở. Đồng thời, xây dựng mức lương mới theo cơ cấu là lương cơ bản, các khoản phụ cấp và tiền thưởng bằng số tiền cụ thể.

Như vậy, khi cải cách tiền lương đồng nghĩa với cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cũng sẽ thay đổi.

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cải cách tiền lương vẫn phải đảm bảo mức lương mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng.

Do đó, khi chính thức cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thì nhiều khả năng, lương hưu 2024 sẽ không thấp hơn hiện nay, thậm chí có thể có chiều hướng tăng so với hiện nay theo tinh thần của Nghị quyết 104/2023/QH15.

2.2 Trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các khoản trợ cấp hiện nay được hưởng gắn với mức lương cơ sở gồm: Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc khi nhận con nuôi, trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau hoặc sau thai sản, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng.

Do cải cách tiền lương dẫn đến không còn hệ số lương và mức lương cơ sở nên theo lẽ dĩ nhiên, các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đang gắn với lương cơ sở ở trên cũng sẽ thay đổi. Và theo Nghị quyết 104, các khoản này từ sau 01/7/2024 sẽ được tăng.

Mới đây, tại Tờ trình số 527, Chính phủ đang đề xuất sửa các khoản trợ cấp gắn với lương cơ sở bằng với mức tuyệt đối của hiện hành bằng số tiền cụ thể.

Và tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, đề xuất mức hưởng các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội gồm:

>>> Xem thêm: Văn phòng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật giá rẻ nhất tại quận Hoàn kiếm? 

  • Trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau hoặc sau khi sinh: 540.000 đồng/ngày
  • Trợ cấp 1 lần khi sinh con: 3,6 triệu đồng/con
  • Trợ cấp mai táng: 18,0 triệu đồng…

Trên đây là những thông tin đáng chú ý về “Chính sách BHXH có gì mới?”. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Học gì để làm dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ? 

>>> Dịch vụ công chứng là gì? Dịch vụ chứng thực là gì? Hiện nay những nơi nào được phép thực hiện hai loại dịch vụ này? 

>>> Cộng tác viên là gì? Pháp luật lao động hiện nay có điều chỉnh các quyền và lợi ích của cộng tác viên không? 

>>> Văn phòng nào công chứng di chúc tại nhà giá rẻ nhất tại quận Đống Đa hiện nay? 

>>> Xây nhà trên đất nông nghiệp xây nhà bị xử lý như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *