Đơn ký giáp ranh với mảnh đất liền kề là văn bản ghi nhận ý kiến giữa những người sử dụng đất liền kề về ranh giới, tình trạng không có tranh chấp. Mặc dù không có mẫu theo quy định nhưng đơn phải thể hiện sự đồng ý của những người sử dụng đất liền kề. Mẫu Đơn ký giáp ranh giữa các thửa đất liền kề như thế nào? Cách ghi Đơn ký giáp ranh giữa các thửa đất liền kề ra sao? Bài viết dưới đây, văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ trả lời tất tần tật các câu hỏi trên. 

Mẫu Đơn ký giáp ranh giữa các thửa đất liền kề

Dù là một giấy tờ khá quan trọng nhưng đơn ký giáp ranh giữa các thửa đất liền không có mẫu theo quy định. Đơn ký giáp ranh (giấy xác nhận giáp ranh thửa đất) dưới đây nhằm giúp người sử dụng đất có mẫu đơn để xác nhận ý kiến, tình trạng không có tranh chấp về ranh giới của những người sử dụng đất liền kề.

Cách ghi Đơn ký giáp ranh giữa các thửa đất liền kề

(1) Ghi họ tên của người đang sử dụng đất và địa chỉ thửa đất (ghi địa chỉ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nơi có thửa đất).

(2) Ghi họ và tên tất cả người sử dụng đất liền kề với thửa đất cần ký giáp ranh và thông tin về số thửa, số tờ bản đồ (nếu có).

(3) Ký và ghi rõ họ tên của từng người sử dụng đất (đây là nội dung quan trọng nhất của đơn ký giáp ranh vì thể hiện việc đồng ý của người sử dụng đất về việc không có tranh chấp ranh giới).

Xem thêm>>Sao y chứng thực giấy tờ tài liệu

Một số lưu ý về ký giáp ranh mảnh đất

– Giáp ranh không phải là thủ tục riêng biệt

Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ thủ tục đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả.

Trong đó, tại bước 3 có nhiều công việc cần thực hiện nhất. Tại giai đoạn này, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện những công việc như sau:

(1) Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp, sự phù hợp với quy hoạch.

(2) Đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện công việc tại mục (1), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính do người sử dụng đất nộp (nếu có).

Xem thêm:  Có được phép "cắm sổ đỏ" ở tiệm cầm đồ để vay tiền?

(3) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, tình trạng tranh chấp, xác nhận hiện trạng, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

Như vậy, có thể thấy trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận không tách khâu ký giáp ranh thành thủ tục hành chính riêng biệt.

– Vẫn nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận dù hàng xóm không chịu ký giáp ranh

Khoản 11 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT quy định các trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ:

“Khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án; khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;”.

Như vậy, dù hàng xóm (người sử dụng đất liền kề) không ký giáp ranh hoặc có ý định không ký giáp ranh thì cơ quan tiếp nhận vẫn nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

– Cấp Giấy chứng nhận không hoàn toàn phụ thuộc vào việc ký giáp ranh của người sử dụng đất liền kề

Căn cứ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định Luật Đất đai 2013 và văn bản hướng dẫn thi hành (như Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai 2013 và các Điều 20, 21, 23, 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP,…), có thể thấy không có quy định nào từ chối cấp Giấy chứng nhận vì người sử dụng đất không chịu ký giáp ranh.

Thực tế cho thấy nhiều người dân bị từ chối hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận dù cơ quan nhà nước đã nhận hồ sơ với lý do người sử dụng đất liền kề không chịu ký giáp ranh thì lý do ở đây có thể do tranh chấp.

Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ chỉ cần đủ điều kiện cấp sẽ được cấp. Điều này rất hợp lý vì nếu quy định từ chối cấp Giấy chứng nhận với lý do hàng xóm không chịu ký giáp ranh thì không phù hợp, bởi lẽ họ có thể lấy lý do cá nhân như mâu thuẫn, ganh ghét để cản trở người sử dụng đất hợp pháp được cấp Giấy chứng nhận.

Xem thêm:  Hộ kinh doanh nộp thuế khoán có xuất hóa đơn hay không?

Xem thêm>>Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất

Nói cách khác, không thể vì lý do cá nhân mà có quyền cản trở, gây khó khăn đối với quyền được cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất hợp pháp và có đủ điều kiện theo quy định.

Nếu có tranh chấp thì phải gửi đơn hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; nếu hòa giải không thành thì gửi đơn khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết theo quy định.

Chỉ khi nào nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai thì khi có mới chưa cấp Giấy chứng nhận (giải quyết tranh chấp trước, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận sau).

Trên đây là mẫu Đơn ký giáp ranh và một số lưu ý khi ký giáp ranh. Hãy liên hệ với chúng tôi để có thể giải đáp được mọi vấn đề thắc mắc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị HuệCử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Công chứng ngoài trụ sở, tại nhà riêng miễn phí

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Hotline: 09.66.22.7979 hoặc 0935.669.669

Địa chỉ: số 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *