Khi nói đến việc giao đất, phương thức đấu giá thường được áp dụng để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình chuyển nhượng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng áp dụng phương thức đấu giá. Có những trường hợp đặc biệt và các mục tiêu quan trọng khác mà việc giao đất không thông qua đấu giá được xem xét và áp dụng. Tìm hiểu thêm qua bài viết sau.

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? 03 cách nhận biết sổ đỏ giả khi mua bán nhà mới nhất 2023

1. Thế nào là giao đất không thông qua đấu giá?

Tại khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hình thức giao đất như sau:

Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

 giao đất không thông qua đấu giá

Theo đó, pháp luật đất đai hiện nay quy định 02 trường hợp Nhà nước giao đất gồm: Giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Ngoài ra, hình thức Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất gồm giao đất thông qua đất giá và giao đất không thông qua đấu giá. Trong đó, giao đất không thông qua đấu giá là việc người sử dụng đất nộp đơn xin giao đất, thuê đất lên Ủy ban nhân dân cấp Huyện, cấp tỉnh.

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương và đơn xin giao đất, thuê đất để ra quyết định giao đất, cho thuê đất.

>>> Xem thêm: Nhà đang cầm cố, thế chấp tại ngân hàng có thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ được không?

2. Trường hợp nào giao đất không thông qua đấu giá?

Theo khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013, các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất gồm:

1. Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Điều 54 Luật Đất đai 2013 quy định việc Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

– Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức.

– Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp giao đất cho tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

– Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp.

– Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước.

– Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

giao đất không thông qua đấu giá

2. Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Theo khoản Điều 110 Luật Đất đai 2013, việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp sau:

Xem thêm:  Cho mượn tiền qua tin nhắn khi đòi không trả thì xử lý như thế nào?

– Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

– Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo; hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; đất ở cho người phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

>>> Xem thêm: Công chứng ngoài giờ hành chính ở đâu miễn phí dịch vụ?

– Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số.

– Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công lập.

– Đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không.

– Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đối với hợp tác xã nông nghiệp.

– Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

3. Sử dụng đất quy định tại các điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật Đất đai

4. Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản.

5. Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ.

6. Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền.

>>> Xem thêm: Quy trình lựa chọn đối tác kinh doanh cực chi tiết

7. Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở.

8. Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở.

9. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Hồ sơ giao đất không thông qua đấu giá gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 11/2022/TT-BTNMT, người xin giao đất, thuê đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm Đơn xin giao đất, cho thuê đất.

Với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, người xin giao đất, thuê đất cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Trường hợpHồ sơ cần chuẩn bị
Với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư– Đơn xin giao đất, cho thuê đất;
– Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư kèm theo bản thuyết minh dự án đầu tư.
–  Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án.
– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình– Đơn xin giao đất, cho thuê đất;
– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất
– Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;
– Bản sao báo cáo kinh tế

>>> Xem thêm: Dịch thuật công chứng là gì? Có nên tự dịch hay làm dịch vụ?

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm

4. Thủ tục xin giao đất, thuê đất thực hiện thế nào? 

Bước 1. Nộp hồ sơ

Nơi nộp: Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất.

Bước 2. Tiếp nhập hồ sơ

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc sau:

– Hướng dẫn người xin giao đất, thuê đất thực hiện nghĩa vụ tài chính;

– Trình UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất;

– Trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những trường hợp nào được miễn phí công chứng di chúc ?

Bước 4. Trả kết quả

Kết quả thực hiện thủ tục gồm:

– Quyết định giao đất (đối với trường hợp giao đất);

– Quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp thuê đất).

Trên đây là bài viết giải đáp về “Phân biệt tình tiết định tội và tình tiết định khung”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Có được thế chấp vay ngân hàng nhà xưởng trên đất thuê không?

>>> Phí công chứng hợp đồng thế chấp nhà đất hết bao tiền?

>>> Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà ?

>>> Nhà đang thế chấp có thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ được không? 

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *