Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là một phần quan trọng của việc quảng bá và tiếp thị các sản phẩm có liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng. Giấy phép này cần thiết để đảm bảo rằng quảng cáo về thực phẩm chức năng là đúng đắn, không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, và tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn thực phẩm. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng di chúc bằng văn bản mất bao nhiêu tiền?

1. Điều kiện xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng 

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 1 Thông 09/2015/TT-BYT, thực phẩm chức năng là một loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Trong đời sống, thực phẩm chức năng được hiểu là các loại thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe, đồng thời làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe và ngăn ngừa các loại bệnh.

Còn theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Thực phẩm chức năng được thể hiện dưới dạng sản phẩm, hàng hoá để giới thiệu, phân phối đến người tiêu dùng. Vì vậy, việc quảng cáo thực phẩm chức năng là rất cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm này.

giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng 

Theo điểm đ khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 và Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP, để xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng thì nội dung quảng cáo phải đáp ứng những điều kiện cụ thể sau:

– Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

– Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:

  • Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

– Quảng cáo thực phẩm chức năng phải có các nội dung sau đây:

  • Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
  • Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

– Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

– Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm và các nội dung tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có); khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Xem thêm:  Công chứng ngoài trụ sở, tại nhà riêng

>>> Xem thêm: Phí công chứng mua bán nhà đất chung cư mới cập nhập 2023

2. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng 

Thành phần hồ sơ:

Thành phần hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng được quy định tại Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-BYT, cụ thể:

STTTên tài liệu
1Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại Phụ lục 01 Thông tư 09/2015/TT-BYT
2Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
3Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:
– Trường hợp quảng cáo trên báo nói, báo hình: 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc.
– Trường hợp quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình: có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo
– Trường hợp quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực…
4Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận
5Văn bản ủy quyền hợp lệ kèm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài của đơn vị được ủy quyền
6Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo như: Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh…

>>> Xem thêm: Điều kiện để thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ khi mua nhà ở xã hội tại Hà Nội là gì?

3. Trình tự, thủ tục xin giấy phép thực phẩm chức năng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng quận Bắc Từ Liêm

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung.

Thời hạn sửa đổi, bổ sung tối đa là 90 ngày.

– Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo

giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng 

Bước 3: Nhận kết quả

– Cá nhân, tổ chức nhận Giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng tại trụ sở Cục An toàn thực phẩm.

– Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

Như vậy, việc quảng cáo thực phẩm chức năng cần sự cho phép của Cục An toàn thực phẩm. Đây là thủ tục không quá khó, cá nhân, tổ chức nếu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì có thể tự mình thực hiện.

>>> Xem thêm: Dịch thuật lấy ngay hỗ trợ dịch bằng TOEIC, ILETS cả thứ bảy, chủ nhật

Trên đây là bài viết giải đáp về “Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Công chứng đơn xin việc – Bắt buộc hay không bắt buộc?

>>> Dịch vụ làm sổ đỏ – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ A-Z

>>> Giấy ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự có bắt buộc phải công chứng?

>>> Cách tính phí công chứng hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *