Sử dụng giáo trình photo là thói quen của nhiều bạn sinh viên, vì sự tiện lợi và giá thành rẻ. Vậy sử dụng giáo trình photo có phạm luật hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nội dung trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Xa La hiện nay có bao nhiêu chi nhánh tại Hà Nội?

1. Giáo trình có được bảo vệ quyền sở hữu không? 

Căn cứ theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam năm 2005, được sửa đổi và bổ sung vào năm 2022, giáo trình được bảo vệ trên cơ sở quyền tác giả. Trong đó chủ sở hữu quyền tác giả của sách giáo khoa có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm:

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Xa La chuyên thực hiện các dịch vụ công chứng thứ 7 chủ nhật giá rẻ

  • Quyền nhân thân của tác giả được thể hiện qua nhiều khía cạnh như quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền được ghi tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, quyền công bố và cho phép công bố tác phẩm, cùng với quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm khỏi xâm phạm và biến đổi không được phép;
Giáo trình có được bảo vệ quyền sở hữu không?
  • Quyền tài sản liên quan đến việc sáng tạo và phân phối tác phẩm. Nó bao gồm việc làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn trước công chúng, sao chép, phân phối, nhập khẩu, phát sóng, và truyền đạt tác phẩm. Quyền này có thể được tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện, nhưng phải tuân theo các quy định của Luật và có sự cho phép của chủ sở hữu, kèm theo việc trả tiền bản quyền tương ứng.

(căn cứ Điều 18, 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi và bổ sung 2022)

2. Sử dụng giáo trình photo có phạm luật?

Căn cứ vào mục đích sử dụng giáo trình photo để xác định việc sử dụng giáo trình photo có phạm luật không? Cụ thể:

Sử dụng giáo trình photo là không phạm luật nếu người sử dụng tuân theo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về quyền tác giả.

sử dụng giáo trình photo

Trong đó, người sử dụng phải thỏa mãn các điều kiện sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao trong Điều 25 của Luật này, cụ thể như sau:

  • Giáo trình được sao chép phục vụ cho mục đích học tập cá nhân, không khai thác thương mại;
  • Chuyển thể giáo trình thành hình thức dễ tiếp cận cho người khuyết tật/ khiếm thị, không với mục đích thương mại.
Xem thêm:  Đi xe máy điện có cần bằng lái không?

Ngược lại, sử dụng giáo trình photo sẽ bị coi là phạm luật nếu đây là hành vi chép giáo trình với mục đích thương mại, buôn bán, hoặc lợi nhuận,sẽ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, có thể dẫn đến hậu quả pháp lý.

>>> Xem thêm: Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế ủy quyền nhờ người khác thực hiện cho có được không?

Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP người phân phối giáo trình Photo vì mục đích thương mại, không được sự cho phép của chủ sở hữu sẽ bị phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng và sẽ bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hoặc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử.

Ngoài ra, trong trường hợp hành vi có cấu thành tội phạm thì người phạm tội có thể bị phạt dựa trên Điều 225 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017 về Tội xâm phạm quyền tác giả chi tiết như sau:

Hành vi Xử phạt
Phân phối giáo trình Photo thu lợi từ 50 triệu đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại đến chủ sở hữu từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồngPhạt tiền từ 50 triệu đến 300 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều hơn 02 lần hoặc thu lợi từ hành vi phạm tội trên 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu trên 500 triệu đồngPhạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt thêm 20 – 200 triệu đồng và bị cấm làm một số công việc từ 01 – 05 năm.

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Nam Từ Liêm

Trên đây là giải đáp chi tiết về “Sử dụng giáo trình Photo có phạm luật không?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>>> Tìm đối tác hợp tác trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, yêu cầu hợp tác lâu dài, uy tín.

>>> Văn phòng nào hiện nay nhận công chứng ngoài trụ sở tại Hà Nội mà không thu thêm phí?

>>> Chứng thực chữ ký là gì? Điều kiện để thực hiện chứng thực chữ ký là gì theo quy định của pháp luật hiện nay?

>>> Luật lao động hiện nay có điều chỉnh đối với các cộng tác viên không? Cộng tác viên có phải ký hợp đồng lao động không?

>>> Phần mềm lậu là gì? Sử dụng phần mềm lậu có bị phạt không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *