Đề xuất về học phí trong năm học 2023-2024. Mới đây mức học phí dành cho các bậc học đã được đề xuất có sự thay đổi, vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Những điều cần biết liên quan đến sổ đỏ mới nhất theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Đề xuất mới về lộ trình học phí các bậc học năm 2023 – 2024

Căn cứ lộ trình tăng học phí tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên trong vòng 03 năm qua, từ năm học 2020 – 2021 đến năm học 2022 – 2023, học phí của các cấp học phổ thông vẫn giữ ổn định, không tăng.

Đề xuất mới về lộ trình học phí các bậc học năm 2023 - 2024

Nếu không có quy định nào khác thì trong năm 2023 – 2024, mức học phí sẽ áp dụng theo lộ trình vốn có của Nghị định 81/2021/NĐ-CP là sẽ tăng mạnh so với trước, tức là bình quân sẽ tăng 45,7% so với năm 2022 – 2023.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất bao gồm những gì? Nên thực hiện tại đâu?

Tuy nhiên, nếu áp dụng theo lộ trình này sẽ gây khó khăn cho phụ huynh, học sinh, nên tại dự thảo Tờ trình này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất thực hiện lộ trình học phí chậm lại một năm so với lộ trình quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

2. Đề xuất về học phí năm 2023 – 2024 dành cho các bậc học

Cũng tại dự thảo Tờ trình này, mức học phí các bậc học năm 2023 – 2024 được đề xuất như sau:

2.1 Trường mầm non, phổ thông công lập

– Chưa tự bảo đảm chi thường xuyên:

  • Mức học phí cao nhất năm học 2023 – 2024 bằng năm học 2022 – 2023
  • Mức học phí thấp nhất năm học 2023 – 2024 giảm so với năm 2022 – 2023. Cụ thể:
Đề xuất về học phí năm 2023 - 2024 dành cho các bậc học
  • Từ 300.000 đồng/tháng/học sinh xuống 100.000 đồng/học sinh/tháng;
  • Từ 100.000 đồng/tháng/học sinh xuống 50.000 đồng/tháng/học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và xuống 70.000 đồng/tháng/học sinh trung học phổ thông (THPT).
  • Từ 50.000 đồng/tháng/học sinh xuống 30.000 đồng/học sinh/tháng;
Xem thêm:  Có mất án phí khi rút đơn khởi kiện hay không?

Đơn vị: đồng/sinh viên/tháng

VùngNăm học
Mầm nonTiểu họcTHCSTHPT
Thành thị100.000 – 540.000100.000 – 540.000100.000 – 650.000100.000 – 650.000
Nông thôn50.000 – 220.00050.000 – 220.00050.000 – 270.00070.000 – 330.000
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi30.000 – 110.00030.000 – 110.00030.000 – 170.00030.000 – 220.000

– Tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức cao nhất tối đa bằng 02 lần mức học phí cao nhất ở trên.

– Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức cao nhất tối đa bằng 2,5 lần mức học phí cao nhất ở trên.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Phạm Văn Đồng có hỗ trợ công chứng ngoài giờ hành chính không?

– Tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư đạt kiểm định chất lượng: Được tự xác định mức thu học phí sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt.

2.2 Trường đại học công lập

Mức học phí tại các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên bằng mức học phí cao nhất năm 2022 – 2023:

Đơn vị: đồng/sinh viên/tháng

Khối ngànhNăm học 2022 -2023Dự kiến theo lộ trình cũ tại Nghị định 82/2021/NĐ-CP
Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên1.250.0001.410.000
Khối ngành II: Nghệ thuật1.200.0001.350.000
Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật1.250.0001.410.000
Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên1.350.0001.520.000
Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y1.450.0001.640.000
Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác1.850.0002.090.000
Khối ngành VI.2: Y dược2.450.0002.760.000
Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường1.200.0001.500.000

Như vậy, theo đề xuất mới, học phí các trường đại học sẽ bằng năm ngoái nhưng so với lộ trình thì sẽ giảm hơn Nghị định 81.

Xem thêm:  Quyết toán thuế là gì? Những điều cần biết về quyết toán thuế

Trên đây là những thông tin đáng chú ý về “Đề xuất về học phí trong năm học 2023-2024”. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA

>>> Công chức di chúc hết bao nhiêu tiền? Lúc nào thì nên đem di chúc đi công chứng?

>>> Phí công chứng di chúc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tại các văn phòng công chứng có chênh lệch lớn không? 

>>> Di chúc miệng là gì? Những trường hợp di chúc miệng bị vô hiệu theo quy định của pháp luật? 

>>> Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế lúc nào thì hợp pháp? Văn bản không công chứng có hiệu lực không? 

>>> Đóng bảo hiểm xã hội chậm, hoặc không đóng sẽ bị như thế nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *