Việc tính doanh thu để xác định thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một quá trình quan trọng trong hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách xác định doanh thu để tính thuế GTGT một cách đầy đủ và chính xác.

>>> Xem thêm: Top 10 Văn phòng Công chứng chất lượng, uy tín, giá rẻ tại Hà Nội

1. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế giá trị gia tăng

Thời điểm xác định thuế GTGT được quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

STTHoạt độngThời điểm xác đinh doanh thu tính thuế GTGT
1Bán hàng hóaLà thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa
2Cung cấp dịch vụ– Là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
– Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước/trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền
3Cung cấp dịch vụ viễn thôngThời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông
4Cung cấp điện, nước sạchLà ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền
5Kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuêLà thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng
6Xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàuLà thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
7Nhập khẩu hàng hóaLà thời điểm đăng ký tờ khai hải quan

>>> Mách bạn: Địa chỉ hỗ trợ dịch vụ sang tên sổ đỏ với chi phí phù hợp và độ bảo mật thông tin cao

Doanh thu tính thuế GTGT

2. Cách xác định doanh thu tính thuế GTGT

Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu được xác định theo công thức sau:

Xem thêm:  Thủ tục tiến hành vay vốn hộ cận nghèo mới nhất 2023

Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %

Theo đó, doanh thu tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng (điểm c khoản 2 Thông tư này).

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

>>> Tìm hiểu thêm: Địa chỉ cung cấp dịch vụ công chứng di chúc tại nhà không mất phí phụ thu.

Ví dụ: Công ty TNHH H là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Công ty TNHH H có doanh thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính và dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp thì Công ty TNHH H không phải nộp thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ (%) trên doanh thu từ hoạt động bán phần mềm máy tính (do phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng) và chỉ phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ 5% trên doanh thu từ dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định.

Xem thêm:  Chia di sản thừa kế theo di chúc thường được ưu tiên vì sao?

Trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề/trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền làm ở đâu uy tín?

Trên đây là bài viết giải đáp về “Hướng dẫn cách xác định doanh thu tính thuế GTGT mới nhất”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Hộ kinh doanh nộp thuế khoán có xuất hóa đơn hay không?

>>> Hướng dẫn thủ tục chứng thực chữ ký chi tiết nhất

>>> Top 5 văn phòng công chứng dịch thuật uy tín tại Hà Nội

>>> Hướng dẫn thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc khi mua nhà chung cư.

>>> Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải công chứng? Phí công chứng là bao nhiêu?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *