Bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con gái có bị phạt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nội dung trên để có thêm hiểu biết nhé!

1. Quyền riêng tư của con gồm những quyền nào?

Trước khi tìm hiểu bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con sẽ bị xử lý thế nào, bài viết sẽ tổng hợp các quy định về quyền riêng tư của trẻ. Cụ thể:

Căn cứ Điều 21 Hiến pháp năm 2013, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình là những vấn đề được pháp luật bảo vệ, không ai có quyền xâm phạm. Đồng thời, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín… cũng là thông tin riêng tư được pháp luật bảo vệ.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Đống Đa có thực hiện dịch vụ công chứng, chứng thực ngoài trụ sở không? 

Đây là quy định áp dụng chung với mọi công dân Việt Nam trong đó có trẻ em. Đồng thời, Điều 21 Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ như sau:

1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Quyền riêng tư của con gồm những quyền nào?

Như vậy, có thể thấy, bất cứ thông tin nào liên quan đến bí mật cá nhân hoặc thư tín, danh dự, nhân phẩm của con đều là quyền riêng tư của con. Và mọi hành vi xâm phạm trái phép đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Trong đó, các hành vi xâm phạm quyền riêng tư của con cái mà cha mẹ hay mắc là việc xâm phạm bí mật thư tín. Hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại… của con là hành vi xảy ra phổ biến nhất thường gặp ở các bậc phụ huynh. Cụ thể, kiểm tra điện thoại, các mạng xã hội… của con.

Bởi tâm lý phụ huynh là khi con cái còn nhỏ, vì lo lắng nên muốn kiểm soát và biết những mối quan hệ của con cũng như các cuộc trò chuyện, trao đổi của con với bạn bè, thầy cô… để định hướng tốt cho con. Tuy nhiên, đây có thể là hành vi vi phạm pháp luật.

2. Mức phạt khi bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con cái

2.1 Xử phạt hành chính khi bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư

Với việc xâm phạm quyền riêng tư của con nói chung và xâm phạm quyền bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín sẽ phải bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 – 20 triệu đồng:

Mức phạt khi bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con cái
  • Tiết lộ/phát tán tư liệu, tài liệu là bí mật đời tư của thành viên trong gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người đó hoặc phát tán hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình hoặc sử dụng mạng xã hội, trang web… theo Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
  • Tiết lộ thông tin là bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân… mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm m khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Xem thêm:  Cho mượn tiền qua tin nhắn khi đòi không trả thì xử lý như thế nào?

2.2 Trách nhiệm hình sự

Ngoài bị phạt hành chính, bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con cái còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác tại Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể:

>>> Xem thêm: Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Học gì để làm dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ?

– Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Bố mẹ cố ý đọc, giữ thư từ, tin nhắn điện thoại… trái luật hoặc có các hành vi khác xâm phạm bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín… của con cái.

– Phạt tù từ 01 – 03 năm: Phạm tội 02 lần trở lên, tiết lộ thông tin đã xem xét được khiến ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác; việc bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con cái khiến con cái tự sát.

>>> Xem thêm: Văn phòng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật giá rẻ nhất tại quận Bắc Từ Liêm?

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, quy định của luật là như thế nhưng để xử phạt bố mẹ trong trường hợp này là rất khó bởi luật chưa có quy định cụ thể thế nào là trái luật.

Thường việc “trái luật” sẽ thể hiện ở việc không được người có thư, tin nhắn… đó đồng ý. Tuy nhiên, thực tế không có nhiều trường hợp con cái sẽ tố cáo bố mẹ khi bị xâm phạm quyền riêng tư.

Trên đây là những thông tin đáng chú ý về “Bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con gái có bị phạt không?”.  Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Làm việc theo hợp đồng nào thì không phải đóng bảo hiểm xã hội

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA

>>> Cộng tác viên là gì? Pháp luật lao động hiện nay có điều chỉnh các quyền và lợi ích của cộng tác viên không?

>>> Muốn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng, chính xác cần lưu ý những điểm gì?

>>> Thủ tục công chứng mua bán nhà bao gồm những gì? Văn phòng nào chuyên thực hiện các giấy tờ mua bán nhà đất giá rẻ?

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất hiện nay tại văn phòng công chứng nào là rẻ nhất?

>>> Nhân viên làm ca đêm được hưởng lương như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *