Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng xác định mức độ phát triển và sự thuận lợi của một khu vực hoặc một quốc gia. Khái niệm này đề cập đến hệ thống các cơ sở vật chất và dịch vụ quan trọng, như đường giao thông, viễn thông và nhiều yếu tố khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm cơ sở hạ tầng và vai trò quan trọng của nó cuộc sống hiện nay.
>>> Xem thêm: Công chứng điện tử là gì? Những lợi ích của công chứng điện tử hiện nay
1. Cơ sở hạ tầng là gì?
Cơ sở hạ tầng là tất cả mọi thứ hiện diện xung quanh của chúng ta, nó là nền tảng để tạo ra cuộc sống chúng ta hiện nay
Một vài ví dụ về cơ sở hạ tầng bao gồm: các công trình giao thông, nhà cửa, tòa nhà hay lực lượng lao động, nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp,… được gọi chung là cơ sở hạ tầng
Ví dụ cụ thể: Kết cấu giao thông chúng ta thấy bao gồm con đường (có thể đường đất hoặc đường dầu), phương tiện giao thông bao gồm ô tô, xe tải, xe máy, xe bus,… ngoài ra còn có các vật xung quanh trên đường như hàng rào, các cột biển báo, đèn giao thông, cầu đường,..
>>> Xem thêm: Mức phí dịch vụ sang tên sổ đỏ khi mua đất qua môi giới là bao nhiêu?
2. Cơ sở hạ tầng gồm những loại nào?
Dựa vào một vài yếu tố mà chúng ta có thể phân loại như sau:
Lĩnh vực kinh tế – xã hội
Cơ sở hạ tầng kinh tế là tất cả mọi thứ các hoạt động tạo ra của cải, vật chất như sản xuất, vận chuyển hàng hóa trong đó bao gồm: nhà máy, đường xá, cầu cống, hay tàu thuyền, các công trình thủy điện.
Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm mọi thứ liên quan đến các hoạt động xã hội, giáo dục, chăm sóc y tế, vui chơi. giải trí như trường học, bệnh viện, trung tâm giải trí, …
Cơ sở hạ tầng môi trường là tất cả mọi thứ liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường, công trình công cộng, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, …
Cơ sở hạ tầng quốc phòng là tất cả mọi thứ liên quan đến hoạt động an ninh quốc phòng, quân sự như vũ khí, nhà máy sản xuất hay bảo trì vũ khí.
Vùng lãnh thổ và dân cư
– Cơ sở hạ tầng đô thị: Bao gồm mọi thứ ở khu đô thị như tòa nhà cao ốc, tàu điện, …
– Cơ sở hạ tầng nông thôn: Bao gồm mọi thứ ở vùng nông thôn như hệ thống kênh mương rạch, tưới tiêu, đường xá, cầu cống,…
– Cơ sở hạ tầng kinh tế biển: Bao gồm mọi thứ về hoạt động kinh tế biển như tàu thuyền, lưới đánh bắt cá, cảng biển, …
– Cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng và trung du miền núi: Bao gồm mọi thứ nằm ở khu vực vùng đồng bằng và trung du miền núi
Cấp quản lý
Cơ sở hạ tầng được phân chia theo cấp quản lý bao gồm:
– Cấp quản lý trung ương: Tất cả cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động an ninh quốc phòng, đường bay hay những tuyến cao tốc,… những thứ dưới sự quản lý của trung ương.
– Cấp quản lý địa phương: Tất cả cơ sở hạ tầng nằm ở địa phương như đường xá cầu cống, nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí,…
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thủ tục công chứng di chúc tại nhà theo quy định mới 2023.
3. Vai trò của cơ sở hạ tầng là gì?
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò vô cùng trong việc đồng bộ và phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống người dân. Có thể thấy ở những nước phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển tốt và đồng bộ đã thúc đẩy năng suất lao động và tốc độ phát triển kinh tế đáng kể.
Mặc khác, các nước kém và đang phát triển có cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ, chỉ tập trung chủ yếu ở những nơi phát triển còn những nơi khác rất lạc hậu. Điều này làm cho năng suất lao động còn yếu so với các nước phát triển, dẫn đến nền kinh tế trì trệ chậm lưu thông, hàng hóa bị ứ đọng.
Ví dụ: Nếu chúng ta sản xuất hàng hóa nhưng không có trang thiết bị hiện đại, người lao động thiếu kiến thức, chỉ làm được những công việc chân tay. Khi đó, năng lực sản xuất của chúng ta sẽ bị giảm đáng kể.
Thêm vào đó, nếu điều kiện đường xá chưa tốt, phương tiện vận chuyển hạn hẹp sẽ rất khó để vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn.
4. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Chúng ta đã hiểu rõ khái niệm “cơ sở hạ tầng là gì”. Vậy kiến trúc thượng tầng là gì?
Kiến trúc thượng tầng là thuật ngữ về hệ thống tư tưởng, quan điểm chính trị, pháp quyền, nghệ thuật,… với những thể chế tương ứng khác nhau như nhà nước, đảng phái, đoàn thể,… được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Theo đó, mỗi kiến trúc thượng tầng có ảnh hưởng nhất định đến cơ sở hạ tầng, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Một số quốc gia chú trọng tập trung phát triển đều cơ sở hạ tầng ở mọi nơi, một số quốc gia khác lại định hướng sẽ chỉ phát triển kinh tế ở một khu vực nhất định, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc tại các quốc gia này.
>>> Xem thêm: Danh sách công ty dịch thuật uy tín làm việc cả thứ 7 và chủ nhật tại Hà Nội
Trên đây là bài viết giải đáp về “Cơ sở hạ tầng là gì? Vai trò của cơ sở hạ tầng trong cuộc sống hiện nay”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
XEM THÊM TỪ KHÓA:
>>> Thủy đậu là gì? Những triệu chứng của bệnh thủy đậu
>>> Nhờ trung gian (bên thứ ba) thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ được không?
>>> 05 lưu ý khi kí hợp đồng thuê nhà trọ mà người lao động cần biết để tránh bị lừa
>>> Công chứng hộ chiếu ở đâu? Thủ tục công chứng hết bao nhiêu tiền?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch