Hiện nay, tình trạng sống chung như vợ, chồng mà không đăng ký kết hôn diễn ra khá phổ biến. Vấn đề được nhiều người quan tâm là có được cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có tài sản chung trong quá trình sống chung không?

>>>Xem thêm: Cách đọc thông tin trên sổ đỏ chi tiết và mới nhất 2023

1. Sống chung như vợ, chồng không được công nhận là vợ chồng

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn

Định nghĩa này được nêu tại khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình. Đồng thời, theo giải thích tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chòng về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Về việc chung sống như vợ chồng, khoản 7 Điều 3 Luật này định nghĩa:

Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng

Có thể thấy, chỉ quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo Luật Hôn nhân và Gia đình cũng như đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì mới được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Còn nam, nữ sống chung với nhau như vợ, chồng sẽ không được công nhận.

1. Sống chung như vợ, chồng không được công nhận là vợ chồng

Thậm chí, nếu người đang có vợ, đang có chồng mà chung sống với người khác còn là một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Đây cũng là quy định được nêu tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01 năm 2001. Cụ thể, nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

>>> Tìm hiểu thêm: Địa chỉ thực hiện dịch vụ sổ đỏ sang tên cho con cái trọn gói,uy tín tại Hà Nội

Về hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng mà không đăng ký kết hôn thì khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Dù vậy, vẫn có hai trường hợp ngoại lệ là:

– Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước 03/01/1987: Được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn.

– Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ 03/01/1987 đến trước 01/01/2001: Phải đăng ký kết hôn trước ngày 01/01/2003.

Căn cứ các quy định trên, hiện nay, nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng không được công nhận là vợ, chồng; không được pháp luật bảo vệ và không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Xem thêm:  Quyết toán thuế là gì? Những điều cần biết về quyết toán thuế

2. Không đăng ký kết hôn có được cùng đứng tên trên Sổ đỏ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng mà luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như nhà ở, đất đai… thì giấy chứng nhận (Sổ đỏ) phải ghi tên cả hai vợ, chồng trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác.

Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân, nếu hai vợ, chồng có tài sản chung là nhà, đất thì Sổ đỏ sẽ đứng tên của hai vợ, chồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, với nam, nữ sống chung với nhau như vợ, chồng theo phân tích trên thì không được công nhận là vợ, chồng. Tài sản do hai bên có được trong thời gian chung sống với nhau cũng không được coi là tài sản chung vợ, chồng và sẽ không được thực hiện theo quy định nêu trên.

Về việc giải quyết quan hệ tài sản trong trường hợp này, khoản 1 Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

– Quan hệ tài sản giữa hai người nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận của các bên.

– Nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự cũng như các quy định liên quan khác.

>>> Xem thêm: Phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật hỗ trợ công chứng hồ sơ giấy tờ nhận nuôi con nuôi

Theo đó, căn cứ Điều 207 Bộ luật Dân sự, sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể với tài sản, gồm: Sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Cũng tại Bộ luật Dân sự, có sở hữu chung của cộng đồng như sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn… hay sở hữu chung của các thành viên trong gia đình; của vợ, chồng; trong nhà chung cư hoặc sở hữu chung hỗn hợp…

Như vậy, nếu hai người không có quan hệ hôn nhân vẫn hoàn toàn có quyền cùng sở hữu tài sản và được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

Không đăng ký kết hôn có được cùng đứng tên trên Sổ đỏ?

Về việc cấp Sổ đỏ, khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai nêu rõ:

Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Từ quy định này có thể thấy, hai người không phải vợ, chồng hoàn toàn có quyền cùng đứng tên trên Sổ đỏ. Khi đó, Sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên của những người này và sẽ cấp cho mỗi người một Sổ đỏ.

Xem thêm:  Hợp đồng công chứng (những hợp đồng bắt buộc phải công chứng)

>>> Xem ngay: Bí quyết kiểm tra sổ đỏ thật giả đơn giản, chính xác ngay tại nhà.

Nếu những người cùng sở hữu chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở… có yêu cầu thì hoàn toàn được cấp chung một Sổ đỏ và trao cho người đại diện.

Nói tóm lại, về vấn đề nam, nữ sống chung như vợ, chồng có được cùng đứng tên trên Sổ đỏ không thì câu trả lời là có.

Đây sẽ là tài sản thuộc sở hữu chung và thực hiện theo thỏa thuận của cả hai mà không được xem là tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bởi sống chung như vợ, chồng không đăng ký kết hôn không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp.

Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị ThủyThẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Uỷ quyền sang tên Sổ đỏ có được phép hay không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *