Uỷ quyền sang tên sổ đỏ đang diễn ra khá phổ biến nhưng vẫn nhiều người chưa rõ thủ tục ủy quyền này được pháp luật quy định như thế nào? Do đó, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ hướng dẫn quý khách thủ tục sang tên sổ đỏ từ hợp đồng ủy quyền năm 2023 thông qua bài tư vấn dưới đây:

1. Uỷ quyền cho người khác sang tên Sổ đỏ có được không?

Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Bởi vậy, cá nhân hoàn toàn có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các giao dịch dân sự trừ một số trường hợp cấm không được uỷ quyền như: Đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con, ly hôn, gửi tiền tiết kiệm, công chứng di chúc của mình…

>>> Xem thêm: Sổ đỏ đứng tên người đã mất, có làm dịch vụ sang tên sổ đỏ được hay không?

Đồng thời, pháp luật hiện nay không hạn chế việc uỷ quyền giữa cá nhân khi sang tên Sổ đỏ. Do đó, khi sang tên Sổ đỏ thì cá nhân hoàn toàn có thể uỷ quyền cho nhau. Thông thường, uỷ quyền sang tên Sổ đỏ thường có hai dạng công việc gồm:

– Uỷ quyền thực hiện ký kết hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế… để xác lập quyền sở hữu tài sản của người uỷ quyền.

– Uỷ quyền làm các thủ tục hành chính để sang tên Sổ đỏ như nộp hồ sơ, nộp các loại thuế, nhận kết quả từ bộ phận Một Cửa của Văn phòng đăng ký đất đai…

Tuy nhiên, dù uỷ quyền làm Sổ đỏ theo hình thức nào thì khi lập uỷ quyền sang tên Sổ đỏ, người được uỷ quyền sẽ được toàn quyền thay mặt người uỷ quyền thực hiện các công việc trong phạm vi uỷ quyền.

Như vậy, cá nhân hoàn toàn được uỷ quyền cho nhau để sang tên Sổ đỏ.

1. Uỷ quyền cho người khác sang tên Sổ đỏ có được không?

2. Thủ tục uỷ quyền thực hiện thế nào?

Để uỷ quyền, các bên thường lập hợp đồng hoặc giấy uỷ quyền. Tuy nhiên, hiện Bộ luật Dân sự chỉ đề cập đến hợp đồng uỷ quyền tại Điều 562 Bộ luật Dân sự như sau:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định

Trong khi đó, giấy uỷ quyền là hành vi pháp lý đơn phương và chưa được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật nào.

Xem thêm:  Hướng dẫn cách giám định xâm phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Đồng thời, Luật Công chứng, Luật Đất đai cũng không bắt buộc hợp đồng uỷ quyền/giấy uỷ quyền phải công chứng, chứng thực. Nhưng để đảm bảo an toàn, tránh tranh chấp xảy ra, các bên nên công chứng hoặc chứng thực hợp đồng/giấy uỷ quyền.

>>> Xem thêm: Mẹo hay để phân biệt sổ đỏ và sổ hồng mà ai cũng cần biết.

Dưới đây là thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền được thực hiện tại Văn phòng hoặc Phòng công chứng.

Đến đâu để công chứng?

Căn cứ Điều 42 Luật Công chứng, công chứng văn bản uỷ quyền liên quan đến bất động sản có thể thực hiện ở bất kỳ địa phương nào. Đồng nghĩa, không giống các giao dịch khác về bất động sản phải đến thực hiện tại Văn phòng/Phòng công chứng đặt trụ sở tại nơi có bất động sản.

Do đó, khi uỷ quyền sang tên Sổ đỏ, người dân có thể đến bất kỳ Văn phòng hoặc Phòng công chứng nào để thực hiện thủ tục công chứng này.

Đặc biệt, theo khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng, bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền còn có thể đến hai Văn phòng/Phòng công chứng khác nhau để thực hiện thủ tục công chứng văn bản uỷ quyền:

– Bên được uỷ quyền đến Văn phòng/Phòng công chứng ở nơi mình cư trú để công chứng văn bản uỷ quyền.

– Bên nhận uỷ quyền đến tổ chức hành nghề công chứng nơi mình cư trú để công chứng tiếp vào văn bản uỷ quyền gốc đã được công chứng trước đó và hoàn tất các thủ tục còn lại.

2. Thủ tục uỷ quyền sang tên Sổ đỏ thực hiện thế nào?

Hồ sơ công chứng gồm những gì?

– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu có sẵn của Văn phòng/Phòng công chứng).

– dự thảo hợp đồng uỷ quyền/giấy uỷ quyền (nếu các bên chuẩn bị trước).

– Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn…

– Giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất…

Thời gian giải quyết mất bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng, thời hạn công chứng là 02 ngày làm việc. Nếu hợp đồng có nội dung phức tạp thì thời hạn này được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Xem thêm:  Có mất án phí khi rút đơn khởi kiện hay không?

Hết bao nhiêu phí công chứng?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng hợp đồng uỷ quyền là 50.000 đồng/trường hợp; phí công chứng giấy uỷ quyền là 20.000 đồng/trường hợp.

>>> Tìm hiểu thêm: Nên thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ ở đâu?

Trên đây là giải đáp về việc có được uỷ quyền sang tên Sổ đỏ không?. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị ThủyThẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả, tránh rủi ro trong giao dịch

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *