Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng hóa đơn điện tử đã trở thành một phần quan trọng trong quá trình giao dịch thương mại và tài chính. Khi lập hóa đơn điện tử trường hợp nào được viết tắt và trường hợp nào phải viết đầy đủ vẫn khiến nhiều người lúng túng. Hãy đọc bài viết sau của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ để biết thêm thông tin về vấn đề này

1. Hóa đơn điện tử được viết tắt những ký tự nào?

Khi lập hóa đơn điện tử, trường hợp tiêu thức “tên, địa chỉ” của người mua quá dài thì người bán được viết tắt một số từ thông dụng theo điểm a khoản 5 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP như “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”… Cụ thể:

STTTừ được phép viết tắtCách viết tắt
1PhườngP
2X
3Thị trấnTT
4QuậnQ
5HuyệnH
6Thị xãTX
7Thành phốTP
8Việt NamVN
9Cổ phầnCP
10Trách nhiệm hữu hạnTNHH
11Khu công nghiệpKCN
12Sản xuấtSX
13Chi nhánhCN
Yêu cầu: Dù được phép viết tắt trong hóa đơn nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phải ghi theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Thông báo mã số thuế, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục làm sổ đỏ cho đất khai hoang theo quy định mới 2023.

Bên cạnh đó, tại Công văn số 9208/CT-TTHT ngày 22/9/2017 của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh có hướng dẫn:

Hình thức thanh toán không phải là nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn. Trường hợp hóa đơn có nội dung này mà bên bán và mua chưa xác định phương thức thanh toán thì có thể ghi ký hiệu “TM/CK” thì vẫn đảm bảo tính đúng đắn, hợp lệ của hóa đơn.

Xem thêm:  Hoa lợi lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân gồm những gì?
1. Hóa đơn điện tử được viết tắt những ký tự nào?

Do vậy, trong trường hợp hóa đơn điện tử có tiêu thức “hình thức thanh toán” thì được phép viết tắt:

– Nếu thanh toán bằng hình thức tiền mặt, người lập hóa đơn điền “TM”.

– Nếu thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, người lập hóa đơn điền “CK”.

– Nếu chưa xác định được hình thức thanh toán, người lập hóa đơn để trống tiêu thức hình thức thanh toán hoặc điền “TM/CK”.

2. Trường hợp không được phép viết tắt trên hóa đơn số

Khoản 3 Điều 18 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định:

– Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa;

>>> Chỉ bạn: Văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật miễn phí công chứng di chúc tại nhà.

2. Trường hợp không được phép viết tắt trên hóa đơn

– Khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.

– Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán.

– Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.

Lưu ý, khi lập hóa đơn mà có sai sót trong việc viết tắt về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

Kết luận:

– Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán thì không được viết tắt, tẩy xóa, sữa chữa;

– Được viết tắt tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua trong trường hợp tên, địa chỉ quá dài;

– Được viết tắt tiêu thức “hình thức thanh toán” nếu trên hóa đơn có tiêu thức này.

Xem thêm:  Tặng cho con cái đất chưa có sổ đỏ được không?

>>> Xem thêm: Mua nhà đang thi công thì có cần thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ không?

Trên đây là bài viết về “Hóa đơn điện tử được viết tắt những ký tự nào?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Phí công chứng di chúc cho người nước ngoài là bao nhiêu?

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng như thế nào?

>>> Chữ ký số là gì? Chứng thực chữ ký số được không?

>>> Công chứng thừa kế di sản mất bao nhiêu tiền?

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất tính như thế nào?

>>> Công chứng mua bán nhà đất có bắt buộc hai bên mua bán đều có mặt không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *